05 câu hỏi thường gặp khi gia hạn nhãn hiệu

gia hạn nhãn hiệu
5/5 - (1 bình chọn)

Gia hạn nhãn hiệu là một thủ tục không còn mới lạ với các chủ sở hữu bởi Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là một tài liệu được Cục Sở hữu trí tuệ cấp và công nhận bảo hộ độc quyền cho một chủ sở hữu. Mỗi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Hết 10 năm, nếu chủ sở hữu nhãn hiệu muốn tiếp tục duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu thì phải thực hiện thủ tục gia hạn tại Cục sở hữu trí tuệ.

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến thủ tục gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu:

 1. Gia hạn nhãn hiệu là gì?

Gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là một thủ tục thực hiện sau khi nhãn hiệu được cấp văn bằng. Thủ tục này do chủ sở hữu thực hiện, giúp văn bằng nhãn hiệu tiếp tục được duy trì hiệu lực sau khi hết 10 năm được bảo hộ trước đó. Và một nhãn hiệu được bảo hộ sẽ được gia hạn nhiều lần. mỗi lần gia hạn là 10 năm tiếp theo. 

2. Vì sao phải gia hạn nhãn hiệu?

Như đã phân tích ở trên, sau 10 năm đầu tiên được bảo hộ, nhãn hiệu không tự động được Cục Sở hữu trí tuệ gia hạn hiệu lực. Nếu có nhu cầu tiếp tục duy trì hiệu lực văn bằng thì chủ sở hữu phải chủ động thực hiện thủ tục gia hạn hiệu lực cho văn bằng tại Cục Sở hữu trí tuệ.

3. Khi nào có thể nộp hồ sơ gia hạn nhãn hiệu?

Chủ sở hữu có thể nộp hồ sơ yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng trong vòng 06 tháng trước ngày văn bằng hết hiệu lực. Chủ sở hữu cũng có thể nộp muộn hơn so với quy định nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng hết hạn và phải nộp lệ phí gia hạn muộn, cụ thể là 10% lệ phí cho mỗi tháng gia hạn muộn.

Gia hạn muộn là việc chủ sở hữu văn bằng bảo hộ  nhãn hiệu không thực hiện gia hạn bảo hộ đúng thời hạn theo quy định (trong vòng 06 tháng trước ngày văn bằng hết hiệu lực). Trường hợp quá thời hạn gia hạn muộn trên mà chủ nhãn hiệu vẫn không tiến hành thủ tục gia hạn thì hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ bị chấm dứt và chủ sở hữu nếu muốn nhãn hiệu của mình được bảo hộ thì bắt buộc phải nộp một đơn đăng ký mới từ đầu.

Do đó, để tránh rủi ro và bị kéo dài thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình thì chủ sở hữu văn bằng bảo hộ cần lưu ý để gia hạn đúng thời gian theo quy định của pháp luật, thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình.

Tham khảo thêm về thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới tại: https://thuonghieudocquyen.vn/nhan-hieu-tai-viet-nam/

4. Hồ sơ, thủ tục gia hạn nhãn hiệu như thế nào?

Chủ sở hữu văn bằng bảo hộ cần chuẩn bị các tài liệu sau để yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng: 

  • Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ theo mẫu 
  • Bản gốc văn bằng bảo hộ nhãn hiệu 
  • Giấy uỷ quyền (trong trường hợp nộp thông qua đại diện) 

Sau khi chuẩn bị hoàn tất các tài liệu trên, chủ sở hữu có thể nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa của Cục sở hữu trí tuệ kèm với chứng từ nộp phí, lệ phí để yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận gia hạn, thông tin về thời gian gia hạn sẽ được ghi nhận ở trang sau văn bằng bảo hộ như sau:

gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

5. Thời gian giải quyết gia hạn nhãn hiệu bao lâu?

Theo quy định của pháp luật, thời hạn giải quyết thủ tục gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn yêu cầu. Tuy nhiên trên thực tế thời hạn này có thể kéo dài tới 06-12 tháng, tùy vào thời gian thẩm định của từng Thẩm định viên cũng như tình trạng của các hồ sơ.

Qúy khách có nhu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng và các thủ tục khác về sở hữu trí tuệ, vui lòng liên hệ ANLIS 0899.88.6060 hoặc info@anlis.vn

Quý khách có thể tham khảo thêm bài viết về thủ tục gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại đây.

0899.88.6060