Quyền tác giả và đăng ký quyền tác giả
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.
Điều 49 quy định về đăng ký quyền tác giả “Đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan”.
Như vậy, đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để tác giả, chủ sở hữu có quyền với tác phẩm của mình. Mà quyền tác giả được tự động phát sinh ngay tại thời điểm tác phẩm được định hình trên dạng vật chất nhất định. Việc đăng ký quyền tác giả chỉ là ghi nhận thông tin nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh hoặc các mục đích khác khi cần thiết.
Tài liệu đăng ký quyền tác giả
Với mỗi loại hình tác phẩm cụ thể sẽ yêu cầu tài liệu khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản đều có các tài liệu chung như sau:
+ Tờ khai đăng ký quyền tác giả (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ
+ Tài liệu chứng minh cơ sở phát sinh quyền (ví dụ Quyết định giao nhiệm vụ, Xác nhận giao nhiệm vụ, Hợp đồng chuyển nhượng, Tài liệu thừa kế…..)
+ Giấy tờ nhân thân của tác giả (như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu…)
+ Giấy tờ nhân thân của chủ sở hữu (nếu là cá nhân thì sẽ là chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, nếu là tổ chức sẽ là đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập,…)
+ Tác phẩm
+ Giấy ủy quyền (nếu nộp qua tổ chức tư vấn đại diện quyền tác giả)
+ Tài liệu cam đoan về tính sáng tạo của tác giả
Chi phí đăng ký quyền tác giả
Hiện nay chi phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đang áp dụng theo Thông tư 211/2016/TT-BTC phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả.
Cụ thể biểu phí như sau:
Hình thức nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả
Theo quy định tại Nghị định 17/2023/NĐ-CP thì có thể nộp hồ sơ theo 3 cách thức như sau
+ Nộp trực tiếp tại Cục bản quyền tác giả: Tại Hà Nội, trụ sở chính của Cục tại Số 33 Ngõ 294, 2 P. Kim Mã, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, văn phòng đại diện tại Hồ Chí Minh địa chỉ tại Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Q quận 3, TP. Hồ Chí Minh, văn phòng đại diện tại Đà Nẵng địa chỉ tại Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
+ Nộp qua dịch vụ bưu chính
+ Nộp qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cho cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tuy nhiên với hình thức này, hiện nay sau khi nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công, Quý khách vẫn phải gửi hồ sơ giấy đến Cục bản quyền tác giả để được giải quyết.
Thời gian xử lý hồ sơ đăng ký quyền tác giả
– Thời hạn rà soát, phân loại, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ là 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
– Tổ chức, cá nhân có thời hạn tối đa 01 tháng kể từ ngày nhận đươc thông báo để sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trừ trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của pháp luật. Trường hợp tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc đã sửa đổi, bổ sung mà hồ sơ vẫn chưa hợp lệ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân;
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ theo quy định, trong thời hạn 15 ngày làm việc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Tùy thuộc vào mỗi loại hình tác phẩm mà thời gian bảo hộ khác nhau.
Đối với quyền nhân thân quy định tại khoản 1, 2 và 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ thì được bảo hộ vô thời hạn, cụ thể là các quyền:
– Đặt tên
– Đứng tên
– Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm
Đối với quyền nhân thân tại Khoản 3 Điều 19 là quyền công bố tác phẩm và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 thì có thời hạn bảo hộ như sau:
+ Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;
+ Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
+ Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp để Quý Khách tham khảo. Nếu Quý Khách cần hỗ trợ các dịch vụ pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ, đừng ngân ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Hotline: 0899.88.6060 hoặc ip@anlis.vn