CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Cách đánh giá Luật sư/Đơn vị tư vấn về sở hữu trí tuệ

Bất cứ dịch vụ nào cũng đề có nhiều đơn vị cung cấp với chất lượng, giá cả khác nhau. Tuy nhiên, trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Khách hàng có thể sử dụng một số tiêu chí và chỉ mất một chút thời gian để kiểm tra, xác minh.

  1. Đơn vị tư vấn được Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận và cấp phép hoạt động hay không (Danh sách các tổ chức hành nghề được Cục Sở hữu trí tuệ đăng tải trên website chính thức, và có thể xem TẠI ĐÂY
  2. Đơn vị tư vấn có nhiều hồ sơ đăng ký ra nước ngoài, bằng cách tra cứu nâng cao (advanced search) theo tên đại diện trên hệ thống theo dõi đơn đăng ký quốc tế (Madrid Monitor). Ví dụ, khi tìm kiếm theo trường “Representatives”, nhập tên “ANLIS”, Khách hàng sẽ thấy hiển thị rất nhiều hồ sơ do chúng tôi nộp và theo dõi.
  3. Đơn vị tư vấn cung cấp được các thông tin tham chiếu về các hồ sơ đã nộp, ví dụ văn bằng đã cấp tại nước ngoài cho các khách hàng khác nhau, do chỉ đơn vị thực sự thực hiện công việc mới có các tài liệu này.
  4. Đơn vị tư vấn báo giá, giải đáp thắc mắc của Khách hàng nhanh chóng, rõ ràng. Việc này thể hiện rằng đơn vị tư vấn có mối quan hệ rộng rãi với các đối tác có kiến thức am hiểu về pháp luật sở hữu trí tuệ tại thị trường nước ngoài (do các đơn vị tư vấn không chuyên môn có thể sẽ mất nhiều thời gian tìm kiếm, đàm phán giá cả với các đối tác trước khi báo giá cho khách hàng)
  5. Phong cách làm việc chuyên nghiệp, rõ ràng. 

Dưới đây là các loại phí, lệ phí mà Khách hàng cần chuẩn bị khi tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam và/hoặc các nước trên thế giới

  1. Lệ phí nhà nước/lệ phí quốc gia/phí quốc tế: được tính theo quy định của từng nước và thanh toán bằng đồng tiền của nước đó. Đối với đăng ký quốc tế nhãn hiệu thông qua hệ thống Madrid, tiền thanh toán cho WIPO là CHF.
  2. Phí luật sư (phí dịch vụ): chi phí này có thể bao gồm phí luật sư đại diện tại nước sở tại, phí của đơn vị tư vấn, và khác nhau ở từng công ty. Khách hàng không nên lựa chọn đơn vị giá quá rẻ, vì có thể sẽ phát sinh chi phí không lường trước được, hoặc bị cắt giảm bớt một số dịch vụ.
  3. Chi phí văn phòng như: gửi chuyển phát nhanh tài liệu ra nước ngoài (trung bình khoảng USD80-100 đối với DHL), phí ngân hàng khi chuyển tiền và mua ngoại tệ (trung bình khoảng USD30-100 tuỳ ngân hàng và nước chuyển đến), chi phí công chứng/hợp pháp hoá lãnh sự nếu quốc gia đăng ký yêu cầu. 
  4. Chi phí phát sinh khác trong trường hợp hồ sơ đăng ký có tranh chấp, sửa đổi, từ chối, phản đối, khiếu nại. Các chi phí này thường phụ thuộc vào mức độ phức tạp của vụ việc, nên các luật sư thường đưa ra đơn giá theo giờ, hoặc tư vấn sau. 

Các loại phí, lệ phí thường được các công ty tư vấn yêu cầu thanh toán như sau:
1. Lệ phí nhà nước: 100% trước khi thực hiện công việc, hoặc theo giai đoạn thanh toán lệ phí nhà nước được từng quốc gia quy định. Tuy nhiên, đa số các quốc gia yêu cầu thanh toán toàn bộ lệ phí khi nộp đơn đăng ký. 

2. Phí dịch vụ là khoản phí cho việc tư vấn, soạn thảo, chuẩn bị và nộp hồ sơ  và theo dõi đơn đăng ký bảo hộ, nên nhiều đơn vị có thể yêu cầu thanh toán trước 100%, hoặc phần lớn toàn bộ chi phí. Phí dịch vụ này thường không hoàn lại, do công việc đã được tiến hành, ngay cả khi đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối.

Nếu Khách hàng lần đầu là việc với một đơn vị, Khách hàng có thể đề xuất thanh toán theo từng giai đoạn của hồ sơ để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, việc này có thể làm kéo dài thời gian đăng ký, do khâu trao đổi và thời gian thanh toán giữa hai bên.

Mỗi quốc gia có quy trình bảo hộ nhãn hiệu khác nhau, và chúng tôi cung cấp dịch vụ được thiết kế riêng cho từng khách hàng, tại từng nước. Về cơ bản, chúng tôi phục vụ các khách hàng theo các bước chính như sau:

Bước 1: TRA CỨU SƠ BỘ (01 ngày làm việc): Chúng tôi sẽ kiểm tra sơ bộ miễn phí để tìm kiếm nhãn hiệu trùng (cho riêng Phần chữ) dựa trên cơ sở dữ liệu công bố của từng quốc gia. Nếu nhãn hiệu có khả năng bảo hộ, Khách hàng có thể tiến hành Bước 2 để có dữ liệu đầy đủ hơn cũng như đánh giá từ luật sư.

Bước 2: TRA CỨU CHUYÊN SÂU (3-5 ngày làm việc): Đây là bước không bắt buộc, nhưng khách hàng có thể cân nhắc thực hiện để giảm rủi ro bị từ chối. Kết quả tra cứu chuyên sâu bao gồm: (i) Báo cáo kết quả tra cứu; và (ii) Dữ liệu tra cứu của các nhãn hiệu tương tự tìm được.

Bước 3: ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU (4-24 tháng tuỳ thuộc vào quốc gia đăng ký): nộp hồ sơ đăng ký và theo dõi kết quả thẩm định tại từng quốc gia. Thời gian hoàn thành việc đăng ký có thể kéo dài hơn dự kiến trong trường hợp có từ chối, sửa đổi, phản đối, khiếu nại, hoặc thay đổi pháp luật tại thời điểm thẩm định tại từng quốc gia

Một hồ sơ bị từ chối có thể do nhiều lý do khác nhau, dưới đây là các lý do phổ biến và cách khắc phục:

  1. TỪ CHỐI HÌNH THỨC: đây là các thiếu sót về hồ sơ, giấy tờ, kê khai,…và có thể dễ dàng khắc phục. Các đơn vị đại diện có kinh nghiệm như ANLIS sẽ chuẩn bị kỹ càng và giảm thiểu tối đa việc từ chối này, để tiết kiệm chi phí cho khách hàng. Tuy nhiên, do đặc điểm của việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua hệ thống Madrid là mỗi quốc gia có quy định thẩm định khác nhau, nên hồ sơ chỉ có thể phù hợp với nhiều quốc gia nhất và khó có thể đáp ứng được ở toàn bộ các quốc gia. Ví dụ, như hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ có thể yêu cầu làm rõ về phần mô tả nhãn hiệu, màu sắc, ghi nhận đại diện theo dõi; hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc chỉ chấp nhận một số dịch vụ bán buôn đặc biệt trong nhóm 35.
  2. TỪ CHỐI NỘI DUNG: đây là loại từ chối khi xem xét bản chất của nhãn hiệu có đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ hay không theo quy định của nước sở tại, ví dụ có trùng hay tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu nào có trước hay không. Mỗi quốc gia có một hướng dẫn và quy chế thẩm định khác nhau, nên tuỳ thuộc nội dung từ chối thực tế, tư vấn của Luật sư, Khách hàng có thể quyết định việc theo đuổi trả lời (có phát sinh chi phí). Việc chấp nhận bảo hộ hay không hoàn toàn là quyết định riêng của từng nước. Các đơn vị tư vấn không được phép cam kết, đảm bảo, hứa hẹn kết quả (theo các nguyên tắc hành nghề).
  3. YÊU CẦU BỔ SUNG/CUNG CẤP THÔNG TIN: một số quốc gia có thể ban hành văn bản để yêu cầu Khách hàng làm rõ, cung cấp thông tin. Trong trường hợp này, Khách hàng nên tuân theo các hướng dẫn của Luật sư/đơn vị tư vấn

Chúng tôi cung cấp dịch vụ tốt nhất, với chi phí hợp lý ở mức thấp nhất cho khách hàng (mặc dù có thể không phải phí rẻ nhất), vì các lý do sau:

  1. Số lượng đơn đăng ký ra nước ngoài lớn: Điều này giúp chúng tôi có được mạng lưới các luật sư chuyên sâu tại từng nước, với chi phí hợp lý, đồng thời tiết kiệm được các khoản phí phát sinh như phí ngân hàng, phí chuyển phát nhanh, hay chi phí marketing.
  2. Thời gian nộp đơn nhanh chóng: chúng tôi không cần phải tiến hành thanh toán trước phí luật sư tại một quốc gia, mà sẽ thanh toán định kỳ theo thoả thuận của hai bên. Do đó, khách hàng giữ được ngày nộp đơn sớm nhất sau khi cung cấp thông tin và đặt cọc; mà không mất thời gian chờ đợi.
  3. Hệ thống quản lý tinh gọn, không nhiều thủ tục hành chính: đội ngũ của chúng tôi làm việc trên hệ thống nội bộ với tốc độ và quy trình làm việc tối ưu, do đó giảm các khâu thủ tục để tiết kiệm thời gian. 
  4. Đội ngũ làm việc hiệu quả, chất lượng: chúng tôi tự tin về tốc độ, thời gian tư vấn và trả kết quả tra cứu cho khách hàng, đồng thời tư vấn tận tâm không chỉ dựa trên khía cạnh pháp luật, mà còn đứng ở góc độ kinh doanh của khách hàng. 
 

Kí hiệu ® là viết tắt của từ “Registered” – đã được đăng kí. Dấu hiệu này chỉ được sử dụng khi nhãn hiệu của bạn đã được chính thức bảo hộ (được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu) tại một quốc gia. 

Việc sử dụng dấu hiệu ® thường nhằm mục đích cảnh báo cho công chúng, khẳng định quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.